Cách lắp đặt năng lượng mặt trời

Pin năng lượng mặt trời với công dụng chuyển đổi và sản xuất ra điện năng, là thành phần quan trọng trong hệ thống quang điện tại nhà bạn. Vì vậy, việc thực hiện cách lắp đặt năng lượng mặt trời nó cũng rất quan trọng.

Điện năng lượng mặt trời ngày càng trở nên phổ biến và có giá thành hạ tại Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều gia đình muốn kết hợp lắp đặt năng lượng mặt trời song song với điện lưới để có thể sử dụng cho các nhu cầu hằng ngày. Có nhiều hộ gia đình sử dụng Điện năng lượng mặt trời là nguồn cung cấp điện chính và nguồn điện lưới lại là nguồn dự phòng khi điện năng lượng mặt trời không còn đủ để cung cấp cho phụ tải. Nhưng cũng có nhiều gia đình chỉ muốn lắp điện năng lượng mặt trời cho một số phụ tải nhỏ trong gia đình để có thể dự phòng khi mất điện như: chiếu sáng, quạt, tivi.

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới

Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam, năng lượng mặt trời đã trở thành nguồn tài nguyên sẵn có được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng để tạo ra nguồn điện phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người. Ngày càng có nhiều hộ gia đình, hộ kinh doanh sản xuất nhận biết được lợi ích của hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới mà áp dụng chúng đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, để có thể sử dụng chúng an toàn và hiệu quả, không chỉ về phía nhà sản xuất mà phía người dùng cần nắm rõ những nguyên tắc nhất định để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới đúng cách.

Các quy tắc và các bước lắp đặt năng lượng mặt trời

1. Quy tắc an toàn khi lắp đặt

Trước khi thực hiện những cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời, bạn cần phải biết rõ thông tin an toàn quan trọng sau đây để giảm thiểu nguy cơ chấn thương do sốc điện hay tổn hại về thể chất, vì bạn sẽ làm việc với thiết bị có thể sản xuất hàng trăm watt điện.

Ngừng hoạt động trong thời tiết xấu

Quy tắc an toàn đầu tiên cần lưu ý là phải luôn dừng mọi hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn, gió to,..Khi có gió lớn, làm việc trên mái nhà sẽ khiến bị mất thăng bằng hay làm hỏng hệ thống.

Trong điều kiện thời tiết có mưa lớn hay khí hậu ẩm ướt, trơn trượt với các dụng cụ ướt sẽ gây ảnh hưởng tới sự an toàn của mọi người khi thực hiện lắp đặt như bị điện giật, trượt chân té…

Không gây áp lực lên tấm pin:

Cố gắng không nên gây áp lực lên các tấm bằng cách ngồi lên hay dẫm lên chúng để tránh tình trạng sản phẩm bị vỡ và gây thương tích thân thể, sốc điện cho bạn hay làm hư các tấm

Cũng không nên thả hay để bất cứ vật gì bên trên hệ thống này để tránh làm trầy xước hay để lại dấu vết trên thiết bị, khiến việc hấp thụ ánh sáng mặt trời kém hiệu quả.

Đảm bảo mái nhà hay khu vực lắp đặt không bị hư hỏng.

Không chỉ tránh cho mái nhà bị hỏng và ướt, bạn cần đảm bảo chúng đủ mạnh để hỗ trợ trọng lượng cho các tấm pin năng lượng được lắp đặt phía trên.

Không nên lắp đặt một mình, luôn luôn có ít nhất một người khác làm việc với bạn, giúp giữ thang cho bạn khi leo lên hay phòng ngừa những trường hợp khẩn cấp khác.

Mặc tất cả quần áo bảo hộ cần thiết gồm quần áo làm việc vừa vận, giày chống trượt, găng tay cách điện, mũ bảo hiểm, dây nịt, dây và lưới an toàn, cho phép bạn di chuyển dễ dàng, thoải mái và an toàn.

Không nên đeo trang sức bằng kim loại khi làm việc với hệ thống pin năng lượng mặt trời của bạn để tránh gây ra điện giật nguy hiểm.

Kiểm tra tất cả các công cụ làm việc của bạn để đảm bảo rằng chúng hoạt động an toàn trước khi lắp đặt. Tránh chạm vào bất kỳ điểm tiếp xúc điện hay dây điện nào mà không có dụng cụ bảo vệ an toàn thích hợp.

Không nên lắp đặt các tấm pin ở vị trí bất kỳ trong vòng 0.3 m gần với biển hay nơi có nhiều sương mù. Hơi nước và sương mù có thể gây trở ngại cho thiết bị quang điện, khiến người lắp đặt bị điện giật.

 2. Cách lắp đặt năng lượng mặt trời với các phụ kiện cần thiết

Điện mặt trời là một hệ thống chuyển đổi năng lượng khép kín đòi hỏi cần phải có sự kết nối của các phụ kiện. Cách lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cơ bản mà trong đó sẽ bao gồm các phụ kiện hỗ trợ như:

  • Tấm pin năng lượng mặt trời

  • Bộ inventer

  • Tủ bảo vệ CB DC và AC

  • Khung giá đỡ, dây dẫn, phụ kiện cần cho lắp đặt

  • Thiết bị kết nối, giám sát từ xa

  • Đồng hồ đo điện năng

3. Cách lắp đặt năng lượng mặt trời các bước cơ bản

Cách lắp đặt năng lượng mặt trời cũng giống như các hệ thống khác đều phải trải qua các bước cơ bản cần thiết để hoàn thiện mới có thể đưa vào hoạt động một cách chuẩn xác và tiết kiệm theo đúng với mong muốn ban đầu của người sử dụng.

Thi công và lắp đặt năng lượng mặt trời bao gồm các bước:

  • Bước 1: Lựa chọn hướng và góc phù hợp: yếu tố này khá quan trọng bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công suất. Tấm pin năng lượng nên được đặt xuôi theo hướng Nam 10-15 độ để có thể hứng ánh nắng xuyên suốt từ sáng đến chiều nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Lưu ý, khi chọn giá đỡ cho hệ thống năng lượng mặt trời nên chọn loại inox hoặc nhôm anodized để tạo sự chắc chắn cùng độ bền cao.

  • Bước 2: Thi công lắp đặt điện năng lượng mặt trời trên mái: Đặt tấm pin theo hướng và góc thích hợp đã định sẵn. Khoảng cách tối thiểu giữa tấm pin và mái là 115mm, còn giữa các tấm pin với nhau vào khoảng 10mm. Cần sử dụng bộ khung chắc chắn để giữ cho hệ thống hoạt động được lâu dài.

  • Bước 3: Đấu dây và đi dòng điện: khi đấu dây cần đảm bảo các đầu tiếp xúc phải sạch sẽ và khô ráo. Hệ thống dòng điện đi theo đúng với thiết kế ban đầu để mang lại hiệu quả như mình muốn.

  • Bước 4: Sau khi gắn kết các khung giá đỡ, tiếp theo bạn cần gắn các tấm bằng cách đặt lên các khung giá đỡ và cố định chắc chắn chúng trên đó. Khi lắp đặt, hãy đảm bảo rằng chúng chắc chắn không bị trượt ra khỏi các mái nhà rất dốc một cách vô tình trước khi bạn có cơ hội bảo vệ chúng. Sau đó, bạn phải kết nối các tấm pin lại với nhau theo cách bạn muốn chúng sản xuất ra năng lượng.

4. Nên lắp đặt các tấm pin nằm nghiêng:

Khi lắp đặt vị trí, người ta thường để các tấm pin nằm nghiêng thay vì nằm phẳng ngang. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin giải thích về vấn đề trên.

  • Trái Đất vốn là hình cầu quay xung quanh mặt trời. Chỉ có đường của vùng xích đạo thẳng góc với tia sáng của mặt trời, còn các vùng khác thì không thể.
  • Ngay vùng xích đạo, góc tới của tia sáng mặt trời bằng 0, càng dịch ra đến cực địa cầu thì góc tới càng lớn.
  • Vì thế, ở các vùng này, không nên để pin nằm ngang phẳng mà hãy đặt hơi nghiêng để góc tới bằng 0, hấp thụ tối đa bức xạ mặt trời.
  • Tùy theo bán cầu, nghiêng chúng về hướng thích hợp.
  • Nếu ở Bắc bán cầu, pin đặt nghiêng về phía Nam 1 góc bằng vĩ độ, nếu ở Nam bán cầu, chúng đặt nghiêng về phía Bắc 1 góc bằng vĩ độ.
  • Năng lượng từ bức xạ mặt trời là cao nhất, giúp cho pin có thể tạo ra nhiều năng lượng nhất, thường thu vào buổi trưa, lúc mặt trời cao nhất.
  • Ở bán cầu bắc vào buổi trưa, mặt trời nằm ở phía nam, để thu nhiều năng lượng nhất, ta nên đặt theo hướng nam với góc nghiêng phù hợp
  • Phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà đặt góc nghiêng chính xác để thu nhiều năng lượng nhất.
  • Vào mùa hè và các tháng hè, bạn phải đặt pin nghiêng theo mặt trời. Vào mùa đông, ta phải đặt pin nghiêng phù hợp với các tháng mùa đông..
  • Nếu có điều kiện điều chỉnh hệ thống trong suốt cả năm, chúng ta sẽ thu được năng lượng nhiều nhất trong suốt cả năm.

Trên đây là những thông tin hướng dẫn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới đúng cách, tuy nhiên để đảm bảo an toàn lao động và tránh xảy ra sự hư hỏng, bạn nên nhờ cậy những công ty uy tín để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Để đảm bảo được độ bền và an toàn của tấm pin năng lượng ban cần thực hiện vệ sinh lau chùi tấm pin theo chu kì. Đặc biệt , nên chọn nơi uy tín và chất lượng của sp luôn đặt lên hàng đầu.